Phía Tây Hà Nội bao gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm. Xa lõi trung tâm hơn là Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, nơi đây tiếp nhận nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ của chính phủ và các “ông lớn” bất động sản (BĐS), vươn mình trở thành trung tâm phát triển mới một cách toàn diện.
Tâm điểm phát triển
Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, thành phố Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính và dần dịch chuyển những bộ ban ngành về phía Tây, nơi có quỹ đất rộng và chiếm giữ vị trí cửa ngõ quan trọng. Sau nhiều năm nỗ lực của chính phủ, phía Tây đã vụt sáng trở thành một trung tâm hành chính – kinh tế mới.
Đặc biệt, khu vực quận Cầu Giấy – Nam Từ Liêm nay đã “hái quả ngọt” với sự hoàn thiện về quy hoạch hạ tầng, tập trung nhiều cơ quan ban ngành quan trọng như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Hải quan… Hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước như FPT, VNPT, Viettel, Mobifone, CMC cũng tập trung về khu vực này, kéo theo làn sóng chuyển dịch dân cư và số lượng văn phòng tăng cao.
Theo Savills, khu vực phía Tây (bao gồm các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm) cung cấp diện tích sàn văn phòng cho thuê lớn nhất với 41% thị phần trong Quý 1/2024. Một chuyên gia cấp cao của Savills Hà Nội cho biết: Cầu Giấy, Ba Đình và Đống Đa vẫn là những khu vực tập trung nhiều nguồn cầu thuê văn phòng nhất Hà Nội.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng đã và đang đáp ứng nhu cầu của cư dân phía Tây với các cung đường hoàn thiện, hiện đại. Một số tuyến đường “nghìn tỷ” có thể kể đến là Đại lộ Thăng Long; quốc lộ 32; tuyến đường sắt đô thị số 2A, số 3; đường vành đai 3,5…
Trong đó dự án hạ tầng tâm điểm, đang được quan tâm bậc nhất là tuyến metro số 3 (đoạn Nhổn – Cầu Giấy – Ga Hà Nội). Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt trên cao này vừa gia tăng kết nối cho Cầu Giấy với lõi trung tâm Ba Đình, vừa hứa hẹn kết hợp với tuyến metro số 2 để đi thẳng tới sân bay Nội Bài.
Môi trường sống tại phía Tây cũng được đánh giá tốt bậc nhất thủ đô với số lượng hệ thống tiện ích trường học, bệnh viện, trung tâm vui chơi giải trí đồ sộ, kết hợp với cảnh quan xanh và hồ điều hòa. Đơn cử như quận Cầu Giấy, nơi quy tụ nhiều trung tâm giáo dục danh tiếng như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, THPT Hà Nội – Amsterdam, trong 10 năm qua đã đầu tư xây dựng 14 trường học với tổng kinh phí là 2.527 tỉ đồng, đầu tư cải tạo/nâng cấp/mở rộng 6 trường học với tổng kinh phí là 652 tỉ đồng. Cộng với hệ thống cảnh quan xanh, hồ điều hòa trực thuộc và kế cận như Công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô, Hồ Tây…, nơi đây là tọa độ đáng sống, khó có thể thay thế trong tương lai.
Tiệm cận với xu hướng lựa chọn vị trí BĐS trên thế giới
Nhìn rộng ra trên thế giới, phía Tây nói chung và khu vực giữa các hồ cảnh quan/công viên nói riêng đáp ứng gu lựa chọn bất động sản của phần đông cư dân thành thị, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu. Những khu vực đã phát triển hoàn thiện, kế cận CBD (Central Business District – khu thương mại trung tâm) của thành phố, có kết nối vùng thuận tiện và cảnh quan xanh luôn được ưu tiên hàng đầu bởi cân bằng sự tiện nghi đô thị với mong cầu an cư gần gũi với thiên nhiên. Điều này làm lực cầu tại khu vực này không ngừng tăng cao trong những năm qua.
Tuy nhiên, hiện tại quỹ đất tại khu vực hấp dẫn bậc nhất phía Tây như Cầu Giấy đã cạn, đồng nghĩa với những dự án hiện hữu càng được quan tâm và sở hữu tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai. Thị trường thời gian gần đây đang hướng sự chú ý vào dự án Hanoi Signature, tọa lạc tại mặt đường đại lộ Nguyễn Văn Huyên, đối diện công viên Nghĩa Đô. Từ dự án, cư dân dễ dàng kết nối với khu vực trung tâm hành chính cũ, đồng thời di chuyển nhanh chóng theo các trục đường Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công để đến thẳng sân bay Nội Bài và các vùng lân cận.